Chó mèo đã tiêm phòng, có cần tiêm phòng dại khi bị chúng cắn?
Chức năng bình luận bị tắt ở Chó mèo đã tiêm phòng, có cần tiêm phòng dại khi bị chúng cắn?

Bệnh dại, hay còn gọi là viêm não gây ra bởi virus dại, là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của con người và các loài động vật có vú ví dụ như chó, mèo. Virus dại thường được truyền từ động vật sang con người thông qua vết cắn, cào, liếm từ động vật nhiễm bệnh.

Chó mèo có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại sau khi đã tiêm phòng

Một số người cho rằng chó, mèo đã tiêm phòng dại khi cắn sẽ không gây bệnh nên họ chủ quan không đi tiêm phòng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh động vật đã tiêm phòng dại sẽ không mắc bệnh dại. Việc tiêm vaccine dại cho chó mèo chỉ giúp giảm thiểu tỷ lệ dại. Đặc biệt hơn, hiệu quả miễn dịch ở chó mèo sau khi tiêm phòng dại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng thuốc, kỹ thuật tiêm, thời điểm tiêm và mũi tiêm nhắc lại hàng năm.

Cụ thể là vào năm 2016, một nghiên cứu tại Thái Lan ghi nhận 14 con chó đã tiêm phòng vẫn mắc bệnh dại. Cách phòng tránh bệnh dại duy nhất là tiêm vaccine, nếu tiêm đúng thời điểm và đúng phác đồ thì có thể phòng bệnh. Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, đến đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 người tử vong vì mắc bệnh dại và đặc biệt những trường hợp này thường không tiêm vaccine sau khi bị chó, mèo cắn hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định.

Trước tình hình trên, Bộ Y tế và các Sở Y tế cấp tỉnh, cấp huyện đã khuyến cáo mọi người hãy chủ động tiêm phòng bệnh dại, bởi virus dại khi xâm nhập vào cơ thể sẽ di chuyển rất nhanh đến hệ thần kinh trung ương và nếu lên đến não thì tỷ lệ tử vong là 100%. Chính vì vậy khi bị chó mèo cắn, cào, người bị cắn nên sơ cứu tại chỗ, sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tiêm phòng.

Fusion Group chia sẻ hai bước tự sơ cứu vết thương tại nhà giúp người bị cắn giảm thiểu tỷ lệ lây nhiễm dưới đây:

Đầu tiên, bạn hãy nhanh chóng rửa vết thương bằng nước sạch trong vòng 10-15 phút.

Sau đó, bạn hãy tiến hành sát trùng vết thương với cồn i-ốt hoặc cồn 70%.

Bạn lưu ý rằng không nên tự ý sử dụng các loại bột khô, lá cây, nhựa cây….để đắp lên vết thương. Ngoài ra, bạn không nên bịt kín vết thương để tránh làm vết thương trầm trọng hơn.

Chủ nuôi chủ động phòng ngừa bệnh dại

Paw Pal mong rằng, qua những dòng chia sẻ trên, mọi người hãy chủ động phòng tránh bệnh dại cho bản thân mình cũng như phòng tránh bệnh cho vật nuôi của mình bằng cách tiêm vaccine.